Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có bất kỳ huy chương vàng bạc nào ~ DẠY CĂT TÓC NỮ HÀ NỘI

Friday, August 2, 2024

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có bất kỳ huy chương vàng bạc nào

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử phong tặng

Mặc dù Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời từ năm 2013 nhưng mỗi lần nhắc đến “nhân vật đặc biệt” này, các nhà nghiên cứu và những người yêu xẩm vẫn rất xúc động.

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long – một trong những học trò yêu của nghệ nhân Hà Thị Cầu, không phải bỗng dưng bà là nghệ nhân hát xẩm duy nhất được tôn vinh “báu vật nhân văn” của thế kỷ XX bởi những gì bà đóng góp cho nền cổ nhạc Việt Nam là không hề nhỏ.

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có huy chương vàng bạc nào- Ảnh 1.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu biết hát xẩm từ khi còn là một cô bé. Ảnh: TL

Bà sinh ra trong một gia đình ba đời hát xẩm. Cha bà là một người hát xẩm bị khiếm thị. Năm 11 tuổi, cha mất, bà cùng mẹ rời Nam Định về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Khoảng 8 tuổi, bà đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê để hành nghề hát xẩm kiếm sống.

Chính những ngày tháng tha phương cầu thực ấy tạo nên một giọng hát xẩm không ai có được. Tiếng hát ấy chính là hồn quê, nghĩa nước, tình nhà, tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật truyền thống của ông cha. Xẩm ngấm sâu vào tâm hồn của nghệ nhân Hà Thị Cầu đến độ từng hơi thở, từng câu nói của bà cũng ra màu xẩm. Bà có lối hát xẩm nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc giản dị chan chứa tình quê, khuôn mặt hiền lành phúc hậu, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả khó khăn nhưng vẫn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ.

Mặc dù không biết chữ, học nghề bằng cách truyền khẩu nhưng nghệ nhân Hà Thị Cầu lại có một trí nhớ cực kỳ tốt, một sự nhạy bén rất hiếm có. Theo cha mẹ đi tha phương kiếm ăn bà đã học thuộc được những bài hát mà bạn nghề của cha mẹ dạy cho như: "Nhị Độ Mai", "Thoại Khanh Châu Tuấn", "Phạm Công Cúc Hoa", "Phạm Tải Ngọc Hoa"... đặc biệt là khúc hát về chàng Trương Chi đa tình mà giàu lòng tự trọng.

Lớn khôn, trưởng thành… nhờ Đảng, nhờ Bác Hồ mà cuộc đời thay đổi nên năm 1977, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã sáng tác bài “Theo Đảng trọn đời” - bài này đã được bà trình diễn mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) và được các đại biểu vô cùng cảm kích, tán thưởng. Thời đó, vì không biết chữ nên nghĩ được câu nào bà lại nhờ con cháu, anh em ghi lại, rồi thỉnh thoảng đọc cho bà nghe để bà lẩm nhẩm học thuộc. Cứ như vậy, hơn ba năm bà mới hoàn thành tâm nguyện của mình.

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có huy chương vàng bạc nào- Ảnh 2.

Các giải thưởng, huy chương mà các Bộ, Ngành trao tặng cho nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ảnh: TL

Trong cuộc đời hoạt động văn hóa văn nghệ của mình, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân đã tham gia nhiều các hội thi, hội diễn và những chương trình biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước, nhận được nhiều giải thưởng có giá trị, và đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật của dân tộc.

Năm 1981-1982, bà được Nhạc viện Hà Nội mời tham gia phụ trách chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Năm 1992, bà được tặng Huy chương vì sự nghiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam; Huy chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng. Bà đã nhận được bằng khen năm 1998 của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt “Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình” trong Liên hoan Trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc. Năm 2007, bà được trao giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.

Bà được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1993 và Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2004. Bà là Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất trong lịch sử khi được phong tặng danh hiệu mà không có huy chương và cũng là người được phong tặng nhiều danh hiệu nhất.

Phong sử sống về nghệ thuật hát xẩm

Trong những năm tháng còn tại thế, Nghệ sĩ Ư tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu không chỉ tham gia biểu diễn mà còn truyền dạy cho các học trò. Bà là người đầu tiên mang xẩm – loại hình nghệ thuật dân gian của đường phố, của giới bình dân lên sân khấu hàn lâm bậc nhất thủ đô là Nhà hát Lớn Hà Nội. Những buổi biểu diễn có sự hiện diện của bà luôn làm khán giả xúc động, yêu thích. Bà cũng mở hàng trăm lớp truyền dạy về hát xẩm cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp và những người yêu thích hát xẩm.

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có huy chương vàng bạc nào- Ảnh 4.

Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu sống một đời nghèo khó. Ảnh: TL

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nói rằng: “Nghệ nhân Hà Thị Cầu là một pho sử sống về nghệ thuật hát xẩm. Cuộc đời bà như một con tằm đã xong kiếp nhả tơ. Không ruộng vườn, không lương hưu, vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong khắp mọi miền, bà sống dựa vào tình thương yêu, sự giúp đỡ của những người yêu mến giọng hát của bà”.

Cho đến lúc qua đời ở tuổi 86, cuộc sống của Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn vô cùng khổ cực. Bà chưa một ngày thoát khỏi cảnh nghèo khó. Gia đình của bà thuộc diện những hộ dân nghèo nhất xã Yên Phong, huyện Yên Mô. Cuối những năm 1980, nhà bà mới được cấp ruộng để trồng lúa. Năm 1992, gia đình bà xây một căn nhà nhưng không có công trình phụ.

Trước đó, sau khi cha bà qua đời, mẹ bà đưa con qua định cư ở Yên Mô (Ninh Bình), hai mẹ con bà nương nhờ học hát tại nhà ông trùm xẩm Chánh Trương Mậu. Năm 16 tuổi, bà trở thành người vợ thứ 18 của ông trùm xẩm này. Năm đó ông Mậu 49 tuổi, từng chung sống với 17 người đàn bà, trong đó có 8 bà chính thức. Khi bà 33 tuổi thì ông Mậu qua đời để lại cho bà 7 người con nhưng 4 người lần lượt qua đời vì bệnh đậu mùa.

Nghệ sĩ Ưu tú đặc biệt nhất lịch sử, được phong tặng danh hiệu mà không có huy chương vàng bạc nào- Ảnh 6.

Đến trước lúc qua đời, nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn miệt mài truyền dạy hát xẩm. Ảnh: TL

Cuộc sống nghèo khó là vậy nhưng Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu chưa bao giờ kêu ca phàn nàn mà luôn vui vẻ, lạc quan. Bà có tính cách xuề xòa, hóm hỉnh và dễ gần. Bất cứ ai thích là bà có thể cầm nhị kéo và hát say sưa dù cho nhiều hay chỉ một người nghe. Sinh thời, bà rất thích uống rượu và tửu lượng cũng khá nhưng không bao giờ say xỉn mà luôn tỉnh táo. Khả năng thơ phú của bà cũng khá đặc biệt, nhất là có thể ứng tác nhanh trong mọi hoàn cảnh.

Những ngày cuối đời, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn âm thầm và miệt mài truyền dạy hát xẩm cho hậu bối. Sau ngày bà ra đi, các buổi truyền dạy, phục dựng nghệ thuật hát xẩm đã diễn ra tại chính quê hương Ninh Bình của nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Năm 2011, Nhà hát Chèo Ninh Bình đã tổ chức lễ khai trương công trình khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm nhằm sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm. Các nghệ sĩ đã sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Ninh Bình và các diễn viên quần chúng ở quê hương của nghệ nhân Hà Thị Cầu.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi