Vào năm 2014, Fox Searchlight đã khiến cả thế giới "sửng sốt" khi tung ra bộ phim "The Grand Budapest Hotel". Bộ phim mang lại trung bình hơn 200.000 đô la cho mỗi địa điểm trong thời gian đầu công chiếu. Sau đó, phim tiếp tục mang về được 59 triệu đô la ở Bắc Mỹ và 179 triệu đô la trên toàn cầu. Bên cạnh đó, bộ phim giành được bốn trong số chín đề cử Oscar. Đến thời điểm này, "The Grand Budapest Hotel" vẫn là một tiêu chuẩn vàng về mặt thương mại đối với một bộ phim nghệ thuật.
Điều mang lại thành công cho "The Grand Budapest Hotel", không chỉ nằm ở mặt nội dung mà còn ở cách bộ phim ra mắt. Tác phẩm hài có chút kỳ dị của đạo diễn Wes Anderson đã có cách ra mắt khá quen thuộc đối với các bộ phim nghệ thuật, đó là chỉ chiếu ở bốn rạp (hai ở New York và hai ở Los Angeles) trước khi dần dần tìm đến nhiều địa điểm hơn.
7 năm sau, khi cả thế giới nơi thì đang gồng mình chống lại đại dịch Covid-19, nơi thì giải quyết hậu quả của đại dịch để lại, Fox Searchlight lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới của đạo diễn Wes Anderson. Sau nhiều lần trì hoãn, bộ phim "The French Dispatch" sẽ chính thức ra mắt công chúng một cách hạn chế, vào ngày 22/10 tới đây. Các nhà làm phim cũng xác định rằng, họ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm người đi xem phim hậu Covid-19.
Doanh thu phòng vé tại Mỹ vẫn chưa phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Bên cạnh đó, những khán giả nóng lòng quay trở lại phòng vé nhất lại thường không phải người hâm mộ dòng phim nghệ thuật. "Thành công như "The Grand Budapest" chắc chắn sẽ không quay lại sớm", Frank Rodriguez, giám đốc phát hành tại Searchlight từ năm 2011 cho hay, "doanh thu phòng vé cho những bộ phim như thế này có lẽ ở mức 30% so với trước đây", ông nhận định.
Tình trạng doanh thu phòng vé gặp khó khăn không phải chỉ "The French Dispatch" phải hứng chịu. Đó là một điều đang được cộng đồng làm phim lẻ thảo luận. Các hãng phim chuyên nghiệp đang cố tìm ra cách tốt nhất để đưa phim của họ đến với những khán giả có "gu". Khi mọi người vẫn lo ngại việc ra rạp và một số đã quen hơn với việc xem phim trực tuyến thì chỉ một số bộ phim đạt được thành công tương đương thời kỳ trước Covid-19.
Phim nghệ thuật gặp khó khi ra rạp chiếu
Đặc biệt, đối với các phim độc lập có chất lượng cao, vẫn chưa rõ chúng sẽ ra rạp chiếu như thế nào, trong khi biến thể Delta tiếp tục ngăn chặn cuộc sống bình thường diễn ra. Vài tuần tới sẽ là một bài kiểm tra quan trọng với một số niềm hy vọng giải Oscar - chẳng hạn như bộ phim bán tự truyện của Kenneth Branagh "Belfast", "Spencer", với sự tham gia của Kristen Stewart trong vai Công nương Diana và bộ phim sắp ra mắt của Paul Thomas Anderson có tên "Licorice Pizza "- cố gắng tìm ra cách tạo dựng tiếng vang tại thời điểm khi các cách phát hành truyền thống gặp khó khăn. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành hãng phim cảm thấy có hy vọng hơn về mùa phim nghệ thuật hiện tại so với năm 2020, một năm mà các ứng cử viên giải Oscar "Nomadland" và "Mank" hầu như không thể tới được với khán giả.
Lisa Bunnell, giám đốc phát hành của hãng phim Focus Features cho biết, họ sẽ phát hành "Belfast" vào ngày 12/11: "Bất cứ bộ phim nào được nhắc tới trong danh sách "có thể" đạt giải thưởng đều sẽ giúp ích cho doanh thu phòng vé. Dĩ nhiên, để phát hành chúng không dễ dàng nhưng tôi cho rằng tình hình đang khá khẩm hơn so với 6 tháng trước đây".
Doanh số bán vé giảm không phải là điều duy nhất làm các phòng vé gặp khó khăn. Các cách thức phát hành phim truyền thống như khởi chiếu ở một vài rạp chiếu phim cụ thể thay vì khởi chiếu trên toàn quốc đã trở nên lỗi thời. Giám đốc điều hành Tom Quinn của Neon cho rằng, việc phát hành này gặp khó khi các rạp chiếu ở Los Angeles và New York lại đang đóng cửa và có thể sẽ mở lại cuối cùng trong hệ thống rạp phim toàn nước Mỹ.
"Chúng tôi đã tìm ra cách để phát hành phim nhưng khó khăn là không tránh khỏi. Bạn phải thử những điều mới và xem thứ gì hiệu quả", Quinn nói.
Các bộ phim nghệ thuật gần đây như "Titane" và "The Eyes of Tammy Faye" với Jessica Chastain, từng đoạt giải Cannes, đã công chiếu ở hàng trăm rạp và mở rộng thêm nhiều lần vào tuần sau, một chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" không tưởng trước đại dịch.
Những bộ phim kể trên sẽ được mở rộng trong 2-3 tuần tới số lượng rạp chiếu thường mất từ 10 đến 12 tuần để đạt được trước đại dịch. Trong một số trường hợp, tăng số rạp chiếu quá sớm có thể đi kèm với rủi ro, đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ, nơi một bộ phim chiếu rạp có thể chỉ thu lại 50 đô la vào dịp cuối tuần.
Một mất mát khác cho cộng đồng làm phim Indie là rạp phim Arclight Hollywood đột ngột đóng cửa vào hồi tháng 4. Theo truyền thống, bốn rạp phim Arclight Hollywood và Landmark ở Los Angeles, AMC's Lincoln Square và Trung tâm IFC hoặc Angelika ở New York sẽ là nơi đầu tiên chiếu một bộ phim thương mại. Ý tưởng là bằng cách sắp xếp chiếu tại các rạp phim này, các nhà phê bình ở New York và Los Angeles có thể đánh giá và thu hút mọi người ở các vùng khác của đất nước quan tâm đến bộ phim. Trong các hệ thống rạp này, Arclight thường xuyên bán được nhiều vé nhất.
"Một rạp hát lớn như Arclight cho doanh thu từ 90.000 đến 100.000 đô la vào tuần lễ đầu tiên". Quinn nói: "Thật sự rất khó để phát hành phim mà không có một rạp chiếu cỡ đại ở Los Angeles và New York".
0 nhận xét:
Post a Comment