Cùng khóc cười với “Sài Gòn 7000 đêm & thương…rồi nhớ” ~ DẠY CĂT TÓC NỮ HÀ NỘI

Monday, April 27, 2020

Cùng khóc cười với “Sài Gòn 7000 đêm & thương…rồi nhớ”

Có bao nhiêu mối duyên tình yêu, tình bạn bắt đầu từ chỉ là một lần gặp gỡ để rồi dừng lại, đi vào đời nhau, thành nghĩa, thành tình? Tôi nghĩ đến điều đó khi cầm trên tay tập truyện ngắn và tạp văn “Sài Gòn 7000 đêm & thương…rồi nhớ”- NXB Văn hóa-Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh, tháng 4/2020 của hai tác giả Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, hai nhà văn mà tôi hết mực yêu mến.

cam nhan sach "sai gon 7000 dem & thuong…roi nho" hinh 1
Tập truyện ngắn và tạp văn “Sài Gòn 7000 đêm & thương… rồi nhớ”

Tuổi đời khác nhau, thế hệ khác nhau, trải nghiệm cuộc sống khác nhau, thậm chí phong cách viết văn cũng khác, nay hai tác giả quyết định in chung một tác phẩm. Sự kết hợp từ những điều khác biệt này sẽ mang lại cho độc giả những điều gì? Với nỗi hồi hộp mong chờ ấy, tôi dõi theo từng trang của tác phẩm.Và tôi đã không thất vọng.

Tôi đã bâng khuâng, đã xao xuyến, đã hòa theo cảm xúc của trái tim mình cùng với lý trí để đọc từng dòng chữ và cùng khóc cười với “Sài Gòn 7000 đêm & thương…rồi nhớ”.

Hai nhà văn vốn có hai lối viết khác nhau. Nếu tác giả Hoài Hương tinh tế, lãng mạn, sâu lắng trong từng ngôn từ thì tác giả Nguyễn Hoàng Trung Hiếu lại dung dị, mộc mạc, đơn sơ trong từng câu chữ. Nhưng họ lại gặp nhau ở một điều, đó là những câu chuyện của họ đều lóe lên ánh sáng của yêu thương và trí tuệ.

Nhà văn Hoài Hương và nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu đều không phải là người sinh ra ở Sài Gòn. Nếu gặp nhà văn Hoài Hương, chúng ta sẽ thấy chị giống như một thiếu phụ Hà Nội vừa bước ra từ trong một bức tranh lụa, còn nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu sinh ra trên đất Đồng Nai.

Nhưng hai tác giả đã trải qua những năm tháng đẹp đẽ nhất, thanh xuân nhất của họ trên mảnh đất Sài Gòn và bây giờ họ là những công dân Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh lâu năm, hay như người miền Nam thường nói là “người Sài Gòn chánh hiệu”.

cam nhan sach "sai gon 7000 dem & thuong…roi nho" hinh 2

Sài Gòn với hai nhà văn Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là mảnh đất của tình yêu thương và nỗi nhớ. Mảnh đất ấy không chỉ dang rộng vòng tay che chở, bảo bọc họ, như đã làm đối với bao người, mà còn là mảnh đất mà họ đã sống, đã yêu, và chính họ đã góp phần làm cho Sài Gòn thêm sôi động.

Nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu đã viết: “Và Sài Gòn, sôi động như hôm nay, nhờ vào những người đã đến và mặc cho vùng đất này chiếc áo sôi động.”- (Sài Gòn, thoắt 7000 đêm). Sài Gòn thương và nhớ bởi vì có những con người lao động chân chất như bà cụ già ngoài 70 tuổi bán rau, ông cụ già chờ bà cụ, nắm bàn tay gân guốc của bà đưa về gác trọ (Ngoại), có cô Mộng bán bưởi, anh Tài xe ôm, ông Hai vé số (Chợ Tết chung cư) hay thằng Mít sửa xe máy (Nghề mới).

Họ là những con người có thể nói là thuộc tầng lớp bình dân nhất của xã hội, làm nghề tự do, công việc vất vả, nhưng từ sâu thẳm trong lòng họ, vẫn toát lên vẻ đẹp của sự chân tình, lương thiện, hồn hậu, ấm áp.

Nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu không quên nơi mình sinh ra và lớn lên, mảnh đất Đồng Nai, của những ký ức tuổi thơ, của quê hương, phảng phất mùi thuốc rê trong tâm tưởng (Mùa thuốc rê), của những ngày tuổi thơ thiếu thốn (Mực mùng tơi), là vườn cây đầy rau trái không thiếu thứ gì, là hương vị hũ nước mắm ngày xưa tự tay mẹ làm (Quê nhà và hũ mắm ngày xưa), là nỗi nhớ vị cơm cháy chân quê (Bịch cơm cháy).

Tôi nghĩ rằng Sài Gòn đối với những con người nhập cư giống như mẹ nuôi, còn quê nhà với họ là mẹ đẻ. Nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là một trong những người may mắn ấy và anh đã luôn nghĩ về hai người mẹ với tình cảm yêu thương và biết ơn chân thành, được thể hiện qua từng câu chữ.

Nhà văn Hoài Hương lại thương và nhớ Sài Gòn theo một cách riêng, nữ tính và tỏa hương. Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh trước hết với nhà văn Hoài Hương là một tình yêu. Tình yêu ấy giúp chị nhìn ra được những nét thi vị của Sài Gòn mà chỉ có một tâm hồn dịu dàng, mơ mộng, một trái tim sẵn lòng rung động theo từng đổi thay của thành phố này mới nhận thấy.

Đó là Sài Gòn cũng có mùa đông, cho dù chỉ thoáng qua trong giây lát, hay cũng có thể chỉ thoáng qua trong tâm cảm của chính mỗi người (Anh có hay mùa đông Sài Gòn), là những (Khoảnh khắc thu Sài Gòn), là những cơn mưa Sài Gòn bắt đầu từ tháng sáu, những cơn mưa đong đầy kỷ niệm (Mưa Sài Gòn không đầu nguồn cuối ngọn), là những hàng cây kèn hồng nở hoa không chỉ hóa Sài Gòn thành nàng thơ mà còn làm hồng cả những không gian và thời gian sớm chiều thành phố (Kèn hồng hóa Sài Gòn thành nàng thơ).

Đó là một mùa đặc biệt ở Sài Gòn, biến Sài Gòn thành một thành phố phương Tây, tái hiện lại hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông” một thuở rực rỡ vàng son (Mùa Noel ở Sài Gòn), là cái Tết ở Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh mà như hội tụ cái Tết của ba miền đất nước (Tết Sài Gòn), là sự góp mặt của một loài hoa xuân đặc trưng xứ Bắc cùng vui với Sài Gòn những ngày đón năm mới (Nhân diện đào hoa tương ánh hồng).

Là thú vui uống trà tao nhã của người Sài Gòn cũng thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử (Người Sài Gòn uống trà), là Bảo tàng Mỹ thuật, một nơi lưu giữ thời gian, dấu ấn văn hóa của Sài Gòn và các vùng miền xa (Một không gian mê hoặc lưu giữ vẻ đẹp nhân gian)…

Chỉ có người rất yêu Sài Gòn, rất chú ý quan sát Sài Gòn ở từng chi tiết nhỏ của đời sống mới có thể điểm chữ thêm hương cho lời văn miêu tả Sài Gòn như vậy. Tình yêu với Sài Gòn giúp nhà văn Hoài Hương nắm bắt được hồn cốt phong tao của thành phố này, với bề sâu của tuổi đời, kinh nghiệm sống, cùng với trí tuệ, kiến thức phong phú, còn giúp chị nhìn ra nét văn hóa ẩn sau những gì thi vị, nên thơ của Sài Gòn.

Những nét văn hóa đó đến từ khung cảnh thiên nhiên, từ phong tục lối sống, từ kiến trúc,… và từ chính những con người Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, từ chính những quyết sách của chính quyền thành phố. Sài Gòn không chỉ là thành phố của thương và nhớ, Sài Gòn còn là thành phố của văn hóa và trí tuê.

Sài Gòn cũng có những đặc sản của riêng mình mà từ đây truyền đi khắp nước, dù chỉ đơn sơ, bình dị nhất như trà đá Sài Gòn, hay lộng lẫy rực rỡ nhất như đường hoa Nguyễn Huệ ngày Tết. Thành phố trẻ hơn 300 năm xây dựng, nhưng mạch văn hóa thì đã có tự bao đời, cùng hội tụ về đây.

Như là để viết cho những công dân Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh, bao gồm cả những người sinh ra hay nhiều thế hệ ở Sài Gòn và cả những người được bà mẹ nuôi Sài Gòn nuôi lớn và yêu thương, họ sẽ thấy bóng dáng chân dung của thành phố qua đó thấy được chính bóng dáng của bản thân mình.

Sài Gòn dù đi xa hay ở gần sẽ còn lại mãi trong trái tim, trong tâm tưởng của chúng ta. Tôi nghĩ, đó cũng là điều mà hai nhà văn Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình./

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi