Là một trong những lễ hội truyền thống khai hội sớm ngay sau tết Nguyên đán, Hội vật truyền thống làng Mai Động luôn rộn rã tiếng trống vật và thu hút nhiều du khách cũng như người dân địa phương tới theo dõi sới vật đầu xuân. |
Lễ hội vật được tổ chức để gìn giữ truyền thống của làng Mai xưa và tưởng nhớ công ơn của danh tướng Nguyễn Tam Trinh. |
Dù trải qua lịch sử lâu đời, nhưng sức hút của Hội vật truyền thống Mai Động vẫn còn vẹn nguyên. |
Hội vật quy tụ nhiều đô vật, từ các bô lão, trung niên, thanh niên đến các cháu thiếu niên nhi đồng tới từ các “lò vật” nổi tiếng khu vực lân cận như Lĩnh Nam, Yên Sở…và các tỉnh, thành phố. |
Trên sới vật, từng cặp đô vật thực hiện nghi lễ “xe đài” hay “Múa Hạc” (màn chào hỏi trước khi thi đấu). Đây là một trong những thủ tục quan trọng, thể hiện sự tôn trọng đối thủ và tinh thần thượng võ của đô vật. |
Các trận thi đấu gây cấn, quyết liệt nhưng cũng đầy tinh thần thượng võ của các đô vật hàng đầu miền bắc hấp dẫn người xem. |
Hai đô vật cường tráng, mình trần, chít khăn xanh, khăn đỏ chỉ đợi đối phương sơ hở là lao vào vật ngửa đối thủ. |
Xung quanh sới vật, người già, trẻ em, thanh niên trai tráng cũng hồi hộp dõi theo diễn biến trận đấu và không quên vỗ tay tán thưởng những miếng vật hay, độc đáo. |
Các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã. |
Các đô vật tranh tài ở các giải quan trọng là giải Ba, giải Nhì và giải Nhất, xen kẽ là các giải Lèo, giải Nhí. Cứ thắng tuyệt đối đủ “ba keo” là người giành giải Nhất. |
Các đô vật thể hiện sức mạnh, sự cường tráng, khéo léo ra đòn, quật ngã đối thủ. |
Trải qua nhiều năm tổ chức, hội vật dân tộc truyền thống làng Mai Động luôn hấp dẫn, không chỉ là trò chơi dân gian, môn thể thao, mà còn là nơi lưu giữ những nét đẹp trong văn hoá dân gian Việt nam, góp phần phát huy tinh thần thượng võ và đoàn kết dân tộc. |
0 nhận xét:
Post a Comment