Năm Canh Tý nói chuyện đặc sản “Sóc tràm” Miền Tây ~ DẠY CĂT TÓC NỮ HÀ NỘI

Sunday, January 26, 2020

Năm Canh Tý nói chuyện đặc sản “Sóc tràm” Miền Tây

Lâu nay, miền sông nước Cửu Long được xem là xứ sở các món ngon, dân dã từ chuột đồng. Nơi đây có những đồng lúa vàng tươi, vườn trái cây ngọt ngon, là nguồn thức ăn phong phú của loài gặm nhấm này. Và cũng từ đó, cư dân vùng đất mới này đã sáng tạo ra rất nhiều cách để bẫy chuột, hạn chế phá hoại mùa màng, vườn cây ăn trái. Để rồi, thịt của chuột đồng sạch sẽ, tươi ngon cũng được cư dân vùng sông nước dùng chế biến thành món trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Đến nay, những món ăn của đồng quê dân dã đã lên phố thành đặc sản với những tên gọi mỹ miều như sóc tràm, gà đồng, nai đồng miền Tây… 

Thú vui săn chuột đồng miền Tây

Nếu đã một lần cùng người dân Miền Tây đi săn chuột thì chắc chắc rằng sẽ để lại một ấn tượng khó quên. Chuột đồng có quanh năm nhưng nhiều nhất là thời điểm mùa nước nổi. Bởi lúc này chuột to, lông mượt, thịt đặc biệt thơm ngon. Hay thời điểm gặt lúa hè thu hoặc lúa đông xuân sớm dịp trước và sau Tết cũng là lúc dễ có được mồi ngon đãi bạn bè, hàng xóm láng giềng. 

nam canh ty noi chuyen dac san "soc tram" mien tay hinh 1
Đi thổi chuột đồng miền Tây.
Thông thường, với người có kinh nghiệm săn chuột luôn biết rằng, chuột làm từ hai đến ba miệng hang, có hang chính và những hang phụ để tìm cách trốn khi bị phát hiện. Do đó, trước khi đào hang chính thì phải tìm được các hang ngách phục kích sẵn, hay đặt bẫy trước miệng hang phụ. Với cách săn chuột đa dạng và kinh nghiệm, nên chỉ cần đi một buổi là cả nhóm đã bắt được khoảng chục ký chuột đồng.

Anh Nguyễn Minh Hiếu ở Thoại Sơn, An Giang kể xứ anh đồng ruộng mênh mông. Từ nhỏ do đã theo cha, theo chú đi đồng làm ruộng, làm rẫy, rồi lúc rảnh cũng tham gia bắt chuột phá lúa, cũng là cải thiện bữa ăn. Vì thế, không ai chỉ ai nhưng theo riết rồi quen nên thạo việc bắt chuột lúc nào không hay. “Chúng tôi thường đi bắt chuột lúc rảnh rỗi và xem như một thú giải trí có ích. Bắt tốt nhất là thời điểm mưa xuống. Trên đồng chuột gom vào các gò để tránh nước. Từ đó, mình ngó vào các hang và thấy dấu chân chuột đi. Kinh nghiệm sẽ cho biết hang nào có, hang nào không. Bắt về cải thiện bữa ăn gia đình. Thứ hai cũng là bảo vệ mùa màng", anh Hiếu chia sẻ.

nam canh ty noi chuyen dac san "soc tram" mien tay hinh 2
Đặt xà di để đón chuột chạy ra.

Có dịp chứng kiến cánh bắt chuột đồng mùa thu hoạch lúa, ấn tượng một lần cứ nhớ mãi thành những kỷ niệm khó quên. Không khí bắt chuột đồng nhộn nhịp hẳn lên khi người dân phát hiện bầy chuột đồng bị động, chạy tán loạn, kèm theo sự hò reo náo nhiệt cả cánh đồng của các tay săn. Sự nhanh nhẹn của các "thợ săn" miệt vườn chia ra các hướng, nhốn nhào theo đường chạy của chuột đồng đã tạo nên bức tranh đồng quê đầy sinh động ngày mùa.

Độc đáo cách săn “sóc tràm”

Các “thợ săn” chuột miền Tây hào hứng kể lại có nhiều cách bắt chuột đúng kiểu miệt vườn như đặt rập, dỡ chà, đào hang…Nhiều người dân đã tận dụng máy cắt cỏ chế thành máy bơm để bơm nước vào hang bắt chuột. Cách này người dân vùng sông nước gọi là đi “thổi” chuột. Dụng cụ “thổi” chuột cũng khá đơn giản như rọng, chĩa, leng, xà di nhưng không thể thiếu dụng cụ thổi nước làm từ máy cắt cỏ. Sau khi phát hiện hang có chuột, người đi bắt sẽ tìm các ngách và đặt xà di để đón chuột chạy ra. Sau đó nước được bơm vào miệng hang và có người đào phía trên nhằm gây chấn động để chuột sợ, chạy nhanh ra khỏi hang. Khi chuột đã chui vào xà di sẽ được bắt ra, bẻ răng và cho vào rọng. Những con chuột thoát ra ngoài sẽ bị người đi “thổi” dùng chỉa bắt lại. Lúc cao điểm, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 2 giờ là vài nông dân đi ruộng phối hợp đã có thể “thổi” được từ hàng chục kg chuột. 

Hay có một cách săn chuột độc đáo khác của cư dân vùng lũ là cứ mỗi mùa nước nổi đi qua là một mùa làm ăn từ nghề dỡ chà chuột. Nghề này tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu và đặc biệt góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng lũ đầu nguồn. Trước đây, người dân vùng này thường chất chà bằng cây bắp, cây điên điển sau khi thu hoạch trái thì gần đây họ khẳng định chà bằng cây ớt là hiệu quả nhất. Anh Nguyễn Văn Phước ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang cho biết để có được đống chà, anh thường tìm xin cây ớt cuối vụ của người dân trong vùng, nhổ về phơi khô, chọn nơi cao ráo để chất thành đống dụ chuột vào trú ngụ.

Đống chà chuột thường có diện tích khoảng 20-30 mét vuông và đặc biệt phải chất bằng cây ớt khô thì mới hiệu quả. Để có chuột, người chất chà thường dùng bắp, lúa rải quanh đống chà để chuột đến ăn sau đó vào đống chà trú ngụ, cứ khoảng 10 ngày thì dỡ bắt chuột một lần. Dụng dụ dỡ chà bắt chuột đơn giản chỉ gồm lưới, gọng, lọp, được anh Phước và con trai chuẩn bị kỹ trước khi ra đồng dỡ chà. Chuột khi mang về nhà sẽ có thương lái đến tận nơi thu mua. Cứ mỗi mùa như vậy, người chất chà bắt chuột có thu nhập hàng chục triệu đồng.

nam canh ty noi chuyen dac san "soc tram" mien tay hinh 3
Săn chuột góp phần cải thiện bữa ăn gia đình.

Khi món ngon từ chuột được ví như sóc tràm, gà đồng, nai đồng miền Tây…được nhiều người biết đến thì ẩm thực tại các nhà hàng sang trọng cũng đã bổ sung món đồng quê này vào thực đơn. Rồi từ đó, nghề săn chuột, lái chuột lại phổ biến, được một số nông dân nắm bắt để kiếm thêm thu nhập và khá giả từ nghề thu mua chuột đồng. Bà Bùi Thị Nam thương lái chuyên thu mua chuột ở chợ chuột Phù Dật, Châu Phú, An Giang cho biết bà có hơn 20 năm sống ổn với nghề mua bán chuột đồng. Bình quân mỗi ngày bà Nam mua gần 1 tấn chuột đồng từ nhiều nơi, kể cả ở một số địa phương từ Campuchia. Dịp cận Tết và qua Tết, số lượng thu mua lại tăng cao do nhu cầu tiêu thụ tăng đáng kể:

"Thịt heo bây giờ ở đây cao, hơn trăm nghìn/kg. Chuột năm nay có giá hơn. Năm con chuột thì chuột được giá. Giá bán lẻ bây giờ tôi bán 100.000 đồng. Còn giá bán sỉ thì mình bán 70.000 đồng đến 80.000 đồng", bà Nam cho biết.

Món ngon…nhớ mãi miền Tây

Với cư dân miền Tây, con chuột đồng quá quen thuộc, nó gắn bó với biết bao thế hệ từ những ngày đầu khai hoang lập ấp. Cùng với đó, những con chuột đồng lúc đầu bắt về chỉ có nướng, khìa thì nay nó đã được “biến tấu” để trở thành đặc sản với nhiều kiểu chế biến khác nhau, có thể kể sơ qua như: chiên, quay lu, xào, khìa. Chuột nướng chín vàng được đem ra ăn kèm rau sống. Còn với món chuột khìa thì đơn giản hơn, chỉ cần cháy tỏi lên cho thơm rồi bỏ chuột làm sạch vào nêm thêm tí muối, bột ngọt, đường. Khi xào thịt chuột xăn lại thì cho nước dừa vào đốt lửa riu riu đến khi keo lại là được. Hay như món chuột đồng chiên sả chỉ cần làm chuột sạch ướp với sả ớt băm nhuyễn rồi thêm ít gia vị cho vừa ăn, đặc biệt phải ướp với nước mắm ngon đợi chuột thấm đều gia vị thì đem chiên trên lửa nhỏ đến khi chuột vàng ruộm mang ra ăn cùng với rau sống, cơm trắng.

Như vậy đó, nếu một lần người bạn phương xa đến với miền Tây, nhất là dịp Tết đến xuân về, sẽ được cư dân nơi đây đãi món “sóc tràm”, “gà đồng” v.v.. cùng với rượu nồng, cơm gạo thơm ngon. Và khi đã “trót” thử một lần, chắc chắn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những dư vị tuyệt vời mà món ăn độc đáo này mang lại. Và lúc này đây, người phương xa sẽ hiểu và cảm nhận được tình cảm mộc mạc, chân phương và phóng khoán của người dân sông nước miền quê./.
Những cánh đồng lúa chín thu hoạch xong cũng là cao điểm vào mùa “hốt bạc” của những "thợ săn" chuột đồng ở miền Tây.
VOV.VN - Săn chuột đồng không chỉ diệt đi được một lượng lớn chuột phá hại lúa và hoa màu của nông dân mà thịt chuột đồng còn là món ăn khoái khẩu của nhiều người.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi