Đây là một nghi lễ đầu năm nhắc mọi người thời điểm nghỉ Tết đã hết, quay về với công việc thường nhật trong năm mới.
Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu.
Cùng lúc, các ấn vàng tượng trưng và lễ phẩm treo ở ngọn nêu được lấy xuống.
Cây nêu ở sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An. Trước đó vào ngày 23 tháng Chạp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã làm lễ thướng tiêu (dựng cây nêu) để treo ấn đón Tết...
Sau lễ Hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân.
Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính Trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
Năm nay, ngoài việc miễn phí vé tham quan các điểm di tích trong 3 ngày Tết, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế còn tổ chức nhiều hoạt động tái hiện Tết trong cung đình xưa phục vụ người dân và du khách.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết:"Cây nêu ở trong cung đình ngoài ý nghĩa mang tinh thần dân gian từ xa xưa còn có ý nghĩa báo hiệu Tết và kết thúc Tết. Dựng nêu là báo hiệu Tết đã đến, khi hạ nêu kết thúc Tết. Theo truyền thống xưa, chúng tôi tổ chức lễ hạ nêu khai ấn, trông cái ấn này gồm có 4 chữ, một lời chúc tốt đẹp về đầu năm Phú - Thọ - Khang - Ninh. Đây là hoạt động vui tươi chứ không phải hoạt động tâm linh. Chúng tôi tặng du khách chữ như một lời chúc đầu năm".
0 nhận xét:
Post a Comment